Mái che, còn gọi là mái hiên trong một số trường hợp, là một công trình vải bạt hay một thiết kế mái với công dụng che nắng trong nhà lẫn ngoài trời. Một sản phẩm như vậy là một trong những thứ quan trọng nhất cần phải có, đặc biệt là tại Việt Nam với thời tiết thất thường nắng oi bức và mưa trải dài. Hơn những thế, mái che được cho thấy là giúp tiết kiệm điện một cách hiệu quả bằng cách cắt giảm nhu cầu cần sử dụng máy lạnh.
Sau đây là các loại vật liệu làm mái che phổ biến được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Mái che bằng tấm poly
Nhắc đến các vật liệu làm mái che thì không thể nào không nhắc đến tấm poly. Đây là một trong những vật liệu hàng đầu hiện nay được đa số người dùng vô cùng yêu thích vì nó hội tụ được rất nhiều những ưu điểm nổi trội.
Mái che poly có khả năng lấy sáng vô cùng tốt, chỉ xếp sau kính và giúp tiết kiệm được đến 70% lượng điện năng tiêu thụ. Một điểm nổi bật khác của poly đó là được phủ một lớp chống tia UV trên mỗi mặt của mái che vì vậy mà tấm poly còn có thể ngăn chặn được tối đa các tác động tiêu cực từ các tia tử ngoại từ đó bảo vệ được sức khỏe cho người sử dụng. Ngoài ra loại mái che này còn có tính cách nhiệt tốt, giúp không gian luôn được làm mát vào những ngày nắng nóng và trở nên ấm hơn khi đến mùa đông. Với trọng lượng nhẹ và dễ dàng tạo hình uốn cong tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình gia công và lắp đặt.
Tấm poly được chia thành 2 loại chính gồm tấm poly rỗng ruột với thời gian sử dụng kéo dài từ 7 – 10 năm và tấm poly rỗng ruột có tuổi thọ lên đến 20 – 40 năm. Nhược điểm duy nhất của mái che bằng poly đó là không có khả nắng chống trầy xước và vết lõm.
Mái che bằng tôn
Làm mái che bằng tôn có ưu điểm lớn nhất là giá thành rẻ nên giúp cho chủ công trình tiết kiệm được tối đa chi phí so với các loại vật liệu làm mái che khác. Bởi có trọng lượng nhẹ, cấu tạo đơn giản nên quy trình thi công mái tôn diễn ra nhanh chóng và dễ dàng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thời gian sử dụng của tôn tương đối cao, nếu được lắp đặt đúng kỹ thuật thì thời gian sử dụng của mái che tôn có thể lên tới 20 năm.
Trọng lượng nhẹ cũng vừa là ưu điểm mà cũng lại là khuyết điểm của mái che bằng tôn vì nó có thể khiến dễ dẫn đến hiện tượng tốc mái ở các khu vực phải chịu nhiều thiên tai. Khả năng chống ồn ngày xưa cũng từng là một nhược điểm lớn đối với mái tôn nhưng giờ đây đã được khắc phục bằng việc dùng thêm các loại vật liệu như bông thủy tinh,… để hạn chế được tối đa tiếng ồn. Thêm vào đó, nếu như trước đây mái che bằng tôn nhắc đến là khiến không gian trở nên nóng nực, thẩm mỹ kém thì bây giờ nhằm đáp ứng được nhu cầu của người dùng thì nhiều loại mái tôn cách nhiệt đã được ra đời. Cùng với đó với sự đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc giúp công trình trở nên bắt mắt và độc đáo hơn.
Mái che bằng vải bạt xếp
Vải bạt xếp là loại vật liệu làm mái che phổ biến được nhiều người yêu thích và sử dụng hiện nay nhờ vào những sự tiện lợi của nó mang lại. Độ che phủ của mái che bằng vải bạt xếp có diện tích khá lớn, từ 10m2 cho đến 1000m2 và có thể dễ dàng cuốn lại khi muốn đón nguồn không gian tự nhiên, thoáng đãng.
Giá mái che xếp tương đối rẻ, trọng lượng nhẹ nên rất tiện lợi khi cần thi công và lắp đặt. Loại mái che này cũng có sự phong phú về cả các loại mẫu mã và màu sắc giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn để công trình trở nên đẹp mắt và tăng độ thẩm mỹ. Tuy nhiên mái che bằng vải bạt xếp còn có một số nhược điểm như khả năng chịu nhiệt, chống ồn kém, tuổi thọ ngắn và dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
Đại Tuấn Kiệt tự hào là một trong những đơn vị thi công mái che uy tín tại Bình Dương và luôn luôn trao cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ mái che với chất lượng vượt cả mong đợi.
Với nhiều năm kinh nghiệm và chuyên môn trong việc thiết kế, lắp đặt các loại mái như mái hiên, mái che di động, mái bạt, mái xếp, chúng tôi đã và vẫn phục vụ hàng trăm khách hàng.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất!